Học tiếng Anh cấp tốc cùng Benative

Học tiếng Anh cấp tốc hiệu quả cùng Benative

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2019

Cách học tiếng Anh hiệu quả như trẻ nhỏ

Khi sinh ra, mỗi đứa trẻ đều phải tập làm quen với tiếng mẹ đẻ bằng nhiều cách khác nhau: Học từ cha mẹ, bập bẹ tập nói, xem tivi, nghe nhạc… Từ chính môi trường sống của mình, đứa trẻ sẽ tiếp thu ngôn ngữ như 1 bản năng sống, tựa như việc hít thở, ăn uống, ngủ nghỉ. Có thể nói: Sống với ngôn ngữ chính là cách làm chủ ngôn ngữ tốt nhất.

Nghe trước, nói sau

Cách học tiếng Anh hiệu quả như trẻ nhỏ

Với tiếng Anh, rất nhiều người cùng áp dụng 1 cách: Viết trước, nói sau. Phương pháp truyền thống này có thể giúp người học đạt điểm số rất cao trong các kì thi nhưng cũng hạn chế khả năng giao tiếp tiếng Anh của chính họ trong những tình huống thực tế.
Trở lại với lứa tuổi lên 3, lên 5, trẻ con đơn thuần chỉ biết bập bẹ những từ ngữ đơn giản mà không thực sự hiểu điều mình đang nói. Khi thấy con đã quen với cách phát âm, các bậc phụ huynh sẽ chỉ vào các con vật, đồ vật thực tế để trẻ nhỏ có hình dung cụ thể hơn. Từ đó, trẻ sẽ hình thành khả năng nhận biết, kết nối từ ngữ với hình ảnh một cách tự nhiên nhất.

Tại Benative Việt Nam, học viên sẽ bắt đầu Vòng tròn tiếp thu ngôn ngữ từ việc thực hành kỹ năng nghe, lặp lại, đọc, nói theo theo đúng ngữ điệu và cách phát âm của người bản xứ qua Bài học tương tác (Multimedia Lessons). Phương pháp này giúp người học khắc ghi những mẫu câu thông dụng, tạo thói quen phản xạ trong bối cảnh giao tiếp thực tế.

Nhận diện mặt chữ và ghi nhớ

Đến khoảng 6 tuổi trở đi, trẻ em sẽ tiếp nhận những bài học bằng chữ viết và chữ số từ trường học. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, bởi không chỉ giúp trẻ liên kết âm ngữ, hình ảnh với chữ viết, mà còn là tiền đề để trẻ tiếp thu các tài liệu, sách vở cho hành trình học tập về lâu dài của mình. Theo đó, học viên tại Benative Việt Nam cũng sẽ trải nghiệm Bài tập ôn luyện (Digital Books) ngay sau khi luyện nghe – nói. Lúc này, không ít người học sẽ giải tỏa được thắc mắc về nội dung câu chữ, cấu trúc được lồng ghép trong đoạn hội thoại mà mình được nghe trước đó.

Phản xạ trong giao tiếp

Luyện phản xạ giao tiếp tiếng Anh

Cùng với lượng kiến thức được đưa vào não bộ thông qua phương pháp nghe – lặp lại – đọc – nói – nhìn mặt chữ thì giao tiếp là cách tốt nhất giúp con người làm chủ được ngôn ngữ. Thực tế cho thấy, con người dễ thẩm thấu tiếng mẹ đẻ là vì họ được đặt vào môi trường giao tiếp bằng chính ngôn ngữ đó. Những tác động của tiếng mẹ đẻ thông qua thính giác, thị giác sẽ khiến con người hình thành thói quen ghi nhớ để có thể giao tiếp 1 cách thuận lợi với những người trong cộng đồng của mình.

Nhận thấy tầm quan trọng của môi trường thực hành đối với việc học ngoại ngữ, Benative Việt Nam đã tạo nên không gian 100% nói tiếng Anh cho các học viên của mình, giúp họ tự tin phát huy kỹ năng giao tiếp 1 cách tốt nhất. Ở lớp Giao tiếp ứng dụng (Complementary Class), 8 học viên sẽ được thảo luận về các vấn đề mang tính thực tiễn cao như: Nghề nghiệp, Du học, Kinh doanh, Du lịch. Ngoài ra, với các buổi thảo luận nhóm (Social Club), bất cứ học viên nào cũng có thể tìm thấy những người bạn chung sở thích trò chuyện về những vấn đề thường thấy trong cuộc sống.

Học ở trẻ nhỏ sự bạo dạn

Trong khi trẻ nhỏ tập nói bằng tất cả sự háo hức đầu đời thì người lớn lại thường nhút nhát, ngại ngùng khi tiếp nhận 1 ngôn ngữ mới. Khác biệt về mặt nhận thức này là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về tốc độ tiếp thu. Ngoài ra, với những hạn chế về trí não ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhiều người khó lòng theo kịp tiến độ bài học trong lớp có đông học viên. Chính điều này đã cản trở con đường tiếp cận tiếng Anh của họ.

Hiểu được điều này, Benative Việt Nam đã thiết kế các lớp học dành riêng cho những người cùng trình độ. Bốn học viên trong mỗi lớp sẽ có nhiều cơ hội tương tác với giáo viên bản ngữ để chỉnh sửa cách phát âm, ngữ điệu. Hơn thế nữa, mỗi học viên có thể điều chỉnh tốc độ học tùy theo khả năng tiếp thu và cách sắp xếp thời gian của mình. 
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

Những thành ngữ tiếng Anh giúp bạn ghi điểm trong bài thi IELTS

Kho thành ngữ (idioms) trong tiếng Anh sẽ là “cứu cánh” giúp bạn ghi thêm điểm trong kì thi IELTS nếu được sử dụng đúng cách. Càng biết nhiều thành ngữ, bạn sẽ dễ dàng sử dụng tiếng Anh tự nhiên như người bản ngữ, từ đó tự tin hơn khi bước vào phần thi Nói và Viết.
Dưới đây là 10 thành ngữ cần thiết cho bạn trước kì thi IELTS sắp tới.

1. Stuck between a rock and a hard place: Tiến thoái lưỡng nan

Những thành ngữ tiếng Anh giúp bạn ghi điểm trong bài thi IELTS

Thành ngữ này thường dùng khi người nói đang ở giữa nhiều sự lựa chọn mà tất cả chúng đều khó khăn như nhau.
Ví dụ:
I hate my job so much I can’t bare going to work, but if I quit I don’t think I can get another job. I’m really stuck between a rock and a hard place.

2. Every cloud has a silver lining: Khổ tận cam lai

Câu thành ngữ thể hiện niềm tin tích cực, rằng mọi thứ rồi sẽ tốt đẹp hơn, kể cả trong những lúc khó khăn nhất.
Ví dụ:
Don’t worry about this! Every cloud has a silver lining.

3. Bite the hand that feeds you: Nuôi ong tay áo

Những thành ngữ tiếng Anh giúp bạn ghi điểm trong bài thi IELTS

“Bite the hand that feeds you” là thành ngữ chỉ hành động ăn cháo đá bát, gây tổn thương hoặc làm hại những người đã từng giúp đỡ mình.
Ví dụ:
Don’t tell her what you really think of her if she’s helping you with your English! Don’t bite the hand that feeds you.

4. Judge a book by its cover: Trông mặt bắt hình dong

“Judge a book by its cover” hay “Đánh giá một quyển sách qua bìa” là thành ngữ dùng chỉ hành động đánh giá một người hoặc sự việc nào đó chỉ bằng hình thức bên ngoài.
Ví dụ:
Don’t judge a book by its cover! She may look innocent but she is a real troublemaker.

5. Flogging a dead horse: Công dã tràng

Thành ngữ này thường dùng khi bạn nhọc công thực hiện một điều gì đó, nhưng chắc chắn sẽ không thu được kết quả.
Ví dụ:
Why are we bothering? We're flogging a dead horse. Our online business is making no money, so we should move on and do something else.

6. Jumping the gun: Cầm đèn chạy trước ô tô

“Jumping the gun” mô phỏng hành động cướp cò súng để báo hiệu trong những cuộc thi marathon. Thành ngữ này dùng để nói về những hành động hấp tấp, nóng vội
Ví dụ:
Don’t you think you are jumping the gun by talking about marriage so soon? You’ve only just met.

7. A drop in the ocean: Muối bỏ bể

Thành ngữ “a drop in the ocean” dùng để chỉ một số lượng rất nhỏ trong một thứ rất to lớn.
Ví dụ:
The money sent by comic relief to help poverty in Africa is just a drop in the ocean. They need far more than this.

8. Sit on the fence: Chần chừ không quyết

Những thành ngữ tiếng Anh giúp bạn ghi điểm trong bài thi IELTS

Thành ngữ này sử dụng hình ảnh một người ngồi trên bờ rào vắt vẻo để ám chỉ thái độ chần chừ, không quả quyết khi phải đưa ra một quyết định nào đó.
Ví dụ:
I’m not sure which party he is going to vote for. He’s sitting on the fence.

9. Bite the bullet: Nằm gai nếm mật

“Bite the bullet” sử dụng hình ảnh “ngậm viên đạn” để diễn tả tình trạng một ai đó phải cắn răng chịu đựng hoàn cảnh khó khăn.
Ví dụ:
When the time comes, I’ll bite the bullet and take my punishment without a fuss.

10. By all means: Bằng mọi giá

“By all means” thường sử dụng khi bạn muốn bày tỏ sự kiên quyết, bất chấp mọi giá để đạt được mục đích.
Ví dụ:
 I will attempt to get there by all means.
Bạn có thể thử khả năng tiếng Anh của bản thân qua những bài test tiếng Anh đơn giản trên mạng internet và trên trang chủ của Benative Việt Nam.

Nguồn: Sưu tầm

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

Những điều bạn cần làm ngay lập tức khi thất nghiệp

Nói đến hai từ “thất nghiệp”, sẽ có nhiều người xem đó là khoảng thời gian cực kỳ căng thẳng, cũng có người tranh thủ lúc thất nghiệp để “nghỉ xả láng” trước khi đi xin việc mới. Thực tế là chúng ta hoàn toàn có thể tối ưu hóa giai đoạn thất nghiệp để tạo đà cho bước tiến sự nghiệp trong tương lai.
Những điều bạn cần làm ngay lập tức khi thất nghiệp


Nếu chưa xác định được những gì mình nên làm trong lúc thất nghiệp, bạn có thể tham khảo các gợi ý từ mình nhé.

Bước 1: Sắp xếp lại thời gian biểu

Nếu bạn điều chỉnh được đồng hồ sinh học của cơ thể theo lối sống khoa học trong thời gian thất nghiệp, điều này sẽ mang lại hiệu quả tích cực lúc bạn trở lại với công việc mới.

Bạn nên chia 24 tiếng trong ngày ra từng phần cố định: 8 tiếng để làm việc, 8 tiếng để ngủ, 4 tiếng dành cho sinh hoạt cá nhân (ăn, uống, vệ sinh thân thể), và 4 tiếng còn lại là thời gian tự do để đầu tư vào những việc bạn thấy cần thiết. Tập dần thói quen sinh hoạt nêu trên và bạn sẽ thấy mình có nhiều khoảng trống dư dả để làm việc hơn, thay vì nằm ngủ suốt ngày và tự hỏi không biết ai đã cướp đi mất thời gian trong ngày.

Bước 2: Tận dụng 8 tiếng làm việc

“Thất nghiệp rồi mà còn làm việc là thế nào?” – có lẽ đây là câu hỏi rất nhiều bạn đặt ra. Nếu bạn không chịu làm gì cả khi thất nghiệp thì đó là một sai lầm, vì những gì bạn làm trong lúc này có thể ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến quá trình tìm việc trong tương lai - từ chuyện tìm hiểu các công ty, chuẩn bị hồ sơ xin việc, cho đến lúc đi phỏng vấn.

Tốt hơn cả, bạn nên phân bổ thời gian hợp lý cho cả công cuộc tìm việc toàn thời gian (xây dựng hồ sơ cá nhân, chuẩn bị về tâm lí và ngoại ngữ, tìm hiểu về ngôn ngữ cơ thể, v.v…) lẫn những việc nhận thêm ngoài (freelance job). Nếu đầu tư kiếm việc toàn thời gian giúp bạn dễ tìm được việc ưng ý hơn, thì dành chút thời gian làm freelance sẽ hỗ trợ bạn “sống sót” qua khoảng thời gian không lương khi thất nghiệp. Hơn nữa, nhận việc freelance còn giúp mở rộng vòng tròn quan hệ của bạn, bổ trợ rất tốt cho hành trình tìm việc về sau.

Bước 3: Dùng 12 tiếng nâng cao sức khoẻ

Dùng 12 tiếng nâng cao sức khoẻ

8 tiếng ngủ và 4 tiếng dành cho sinh hoạt cá nhân là không hề thừa thãi! Nó sẽ giúp cơ thể bạn được tiếp đủ năng lượng để hoạt động hiệu quả trong 12 tiếng còn lại.

Khi đi làm, vì nhiều lý do mà bạn có thói quen cắt bớt 12 tiếng quý giá cho sức khoẻ. Nhưng khi thất nghiệp, bạn nên rèn cho mình sinh hoạt đúng giờ và đều đặn. Điều đó không chỉ giúp nâng cao trí lực, mà còn tập cho cơ thể bạn quen với lối sống lành mạnh. Nhờ vậy, khi quay trở lại làm việc, bạn có thể phần nào giữ vững được nhịp độ ấy mà không bị cuốn đi bởi những cám dỗ nhất thời.

Bước 4: Phát triển năng lực trong 4 tiếng còn lại

Nếu 20 tiếng kể trên là khoảng thời gian dành cho những công việc bắt buộc phải làm, thì 4 tiếng còn lại là thời gian dành cho những việc bạn thấy cần thiết để phát triển bản thân.
Việc sử dụng 4 tiếng này sao cho hiệu quả là tuỳ vào mục tiêu của mỗi người. Ví dụ có người muốn nâng cao khả năng ngoại ngữ để dễ được nhận vào các công ty đa quốc gia phúc lợi tốt, thì sẽ dành khoảng thời gian quý giá để đến học ở các trung tâm Anh ngữ. Nhiều người khác sẽ dành 4 tiếng này để tham gia các hoạt động xã hội, làm phong phú thêm hồ sơ xin việc.
Các doanh nhân thành đạt xem 4 tiếng này là thời gian lý tưởng để hoàn thiện bản thân, nên dù có đang thất nghiệp tạm thời, bạn cũng đừng để khoảng thời gian này trôi qua vô ích hay dành vào những việc giải trí vô bổ.
Với những bước kể trên, mình mong rằng bạn đã có thể xây dựng cho mình một kế hoạch sinh hoạt, làm việc hợp lý trong thời gian thất nghiệp. Đừng chán chường hay quá chiều chuộng bản thân mình trong lúc chưa có việc làm, mà hãy xem đó là bước đà quan trọng để bạn bước lên nấc cao hơn trong bậc thang sự nghiệp của mình.

Nguồn: sưu tầm

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

5 cách để tạo một CV ấn tượng với mọi nhà tuyển dụng

Khi gửi hồ sơ xin việc, bạn thường cho rằng nhà tuyển dụng sẽ ngồi xem hồ sơ của từng ứng viên thật kĩ, để ý đến từng chi tiết… Nhưng trên thực tế, họ chỉ dành 1-2’ để lướt qua từng hồ sơ, nếu không có gì nổi bật, bản CV mà bạn dày công thực hiện sẽ bị “đánh rớt” ngay từ vòng đầu tiên.

Muốn chiến thắng trong “cuộc chiến CV” không quá khó, dưới đây là 5 cách đơn giản giúp hồ sơ xin việc của bạn ấn tượng hơn.

1. Tạo ấn tượng bằng lịch sử làm việc

5 cách để tạo một cv ấn tượng với nhà tuyển dụng
Với thời gian tạo ấn tượng ngắn ngủi, bạn cần chắc chắn rằng nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy ngay lập tức các thông tin quan trọng nhất. Hãy đưa phần lịch sử làm việc của bạn lên đầu tiên, với các kĩ năng và thành tựu ấn tượng, nhà tuyển dụng sẽ không tốn thời gian đọc chi tiết từng thứ một. Biết cách thể hiện bản thân qua CV cũng là một ưu điểm được đánh giá cao.

2. Sử dụng từ khóa hiệu quả

Hiện nay, có nhiều công ty sử dụng phần mềm để quét CV. Vì vậy, hãy cố gắng sử dụng thật nhiều từ khóa thích hợp với vị trí mình sắp ứng tuyển, hồ sơ của bạn sẽ nhanh chóng vượt qua “thử thách” để bước tiếp vào “vòng” sau.

3. Đề cập đến những kinh nghiệm làm việc có liên quan

Dù bạn là chuyên viên trung cấp, một người nghỉ việc đã lâu hay một tân sinh viên ít kinh nghiệm, hãy luôn có gắng đề cập đến kinh nghiệm làm việc/ học tập của mình trong hồ sơ một cách thích hợp.
Bạn nên chọn lọc thông tin để phù hợp với từng vị trí công việc khác nhau, chứng tỏ được rằng bạn có những ưu điểm thích hợp với công việc này.
Ví dụ, bạn đã từng làm thu ngân ở tiệm bánh, hãy viết kinh nghiệm này cùng các ưu điểm như cẩn thận, tỉ mỉ, nhanh nhẹn vào hồ sơ khi ứng tuyển vị trí kế toán cho công ty nào đó. Nhưng nếu bạn nộp đơn để trở thành biên tập viên, kinh nghiệm làm việc này không hề liên quan, vì vậy, hãy bỏ qua và chọn một thông tin khác.

4. Hãy thể hiện cá tính bản thân

Bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy được con người đằng sau bản CV đó thông qua phần giới thiệu bản thân. Một bí quyết giúp CV của bạn “sáng” hơn chính là chọn lọc những tính cách và ưu điểm thích hợp với sứ mệnh và tôn chỉ làm việc của công ty

5. Kĩ năng ngoại ngữ vượt trội

5 cách để tạo một cv ấn tượng với nhà tuyển dụng
Trong thời đại hội nhập, dù là công ty nào và vị trí gì, một ứng viên có kĩ năng ngoại ngữ tốt, đặc biệt là tiếng Anh giao tiếp, luôn được ưu ái hơn hẳn.
Bạn nên liệt kê ra các chứng chỉ hoặc văn bằng ngoại ngữ mà mình đã đạt được. Nhưng chỉ bấy nhiêu thôi vẫn chưa đủ, bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có đủ kĩ năng tiếng Anh chuyên ngành có thể đáp ứng yêu cầu của vị trí bạn ứng tuyển.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

Top 5 ngành nghề lý tưởng cho người giỏi tiếng Anh

Trong số những người học tiếng Anh tại Việt Nam, có không ít người mong muốn cải thiện ngoại ngữ cho ngành nghề tương lai hoặc có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp. Dưới đây là 5 ngành nghề lý tưởng cho người giỏi tiếng Anh mà WSE đã tổng hợp được.

1. Copywriter

Top 5 ngành nghề lý tưởng cho người giỏi tiếng Anh
Trình độ tiếng Anh: Từ cao cấp đến lưu loát
Đây là một trong những ngành nghề lý tưởng trong thời đại của Tiếp thị kĩ thuật số (Digital Marketing). Bạn sẽ cần trình độ tiếng Anh cực kì tốt và kĩ năng viết lách, khả năng tìm kiếm thông tin. Là một copywriter, bạn sẽ phải là người chú ý đến các chi tiết, quan trọng nhất là khả năng chắt lọc những dữ liệu quan trọng, các thông tin thực tiễn và đề xuất từ nhiều nguồn thông tin. Các copywriter cũng có thể trở thành người viết tự do (freelance writer), blogger hoặc một nhân viên nội dung cho công ty với mức lương cố định. Đây cũng là nghề nghiệp có mức thu nhập khá nhất trong số những nghề nghiệp thiên về ngôn ngữ cho người học tiếng Anh.

2. Phát triển phần mềm

Top 5 ngành nghề lý tưởng cho người giỏi tiếng Anh
Trình độ tiếng Anh: Trung cấp
Hiện nay, bạn có vô vàn cơ hội luyện kĩ năng ngoại ngữ để đi theo ngành công nghệ thông tin, điển hình như: các khóa học và nguồn tài liệu miễn phí, câu lạc bộ giao tiếp… Có rất nhiều công ty gia công hoặc công ty phần mềm tìm kiếm và đào tạo nguồn nhân lực từ nhiều quốc gia để làm việc cho một dự án nào đó. Họ cung cấp các dịch vụ tư vấn và phát triển phần mềm thông qua các công ty và nguồn nhân lực bên ngoài. Các công ty công nghệ thông tin khác còn kinh doanh các giải pháp, ý tưởng sáng tạo hoặc những giải pháp riêng cho từng vấn đề của khách hàng.
Vì vậy, là một nhân viên phát triển phần mềm, bạn có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều người đến từ các quốc gia và nền văn hóa khác nhau. Hiện tại, đây cũng là một trong những nghề nghiệp được đánh giá cao tùy thuộc vào khả năng chuyên môn và cũng là ngành nghề được trả lương hậu hĩnh so với các lĩnh vực khác.

3. Hotel Manager

Top 5 ngành nghề lý tưởng cho người giỏi tiếng Anh
Trình độ tiếng Anh: Từ Trung cấp đến Cao cấp
Người ta sẽ không thể đánh giá hoặc trả lương thấp cho một quản lý khách sạn biết nói nhiều thứ tiếng. Tuy nhiên, bên cạnh ngoại ngữ, bạn cần có chứng chỉ trong ngành quản lý khách sạn và có thời gian thực tập tại những khách sạn từ 3 sao trở lên để có thêm kinh nghiệm nếu muốn tiến xa hơn trong tương lai. Vốn tiếng Anh và những ngoại ngứ khác của bạn phải ở mức trên trung cấp trở lên. Thêm vào đó, quản lý khách sạn phải là người có khả năng phát âm chuẩn và giao tiếp lưu loát.

4. Chuyên viên tuyển dụng

Top 5 ngành nghề lý tưởng cho người giỏi tiếng Anh
Trình độ tiếng Anh: Từ trên Trung cấp đến Cao cấp
Để trở thành một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, bạn sẽ cần thời gian và kinh nghiệp giao tế, đây là những yếu tố cốt lõi để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này. Bạn sẽ có lợi thế nhất định nếu sở hữu tấm bằng chuyên về quản lý nhân sự hoặc tâm lý học và biết nhiều hơn một ngoại ngữ. Một chuyên gia tuyển dụng là người có thể hiểu được ứng viên chỉ thông qua việc giao tiếp và trò chuyện cùng họ.

5. Tiếp viên hàng không

Trình độ tiếng Anh: Từ Trung cấp đến trên Trung cấp
Nếu có đủ tiêu chuẩn về sức khỏe và ngoại hình, tiếp viên hàng không cũng là một nghề nghiệp lý tưởng dành cho bạn. Là một trong những ngành nghề được đi “vi vu” nhiều nhất, tiếp viên hàng không là ngành nghề dịch vụ mơ ước của khá nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ yêu cầu của ngành này không quá khó. Bạn tiếp xúc với nhiều khách hàng ở đủ mọi quốc gia nhưng bạn sẽ chỉ giao tiếp với họ bằng những mẫu câu nhất định, lặp đi lặp lại.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Bí kíp đạt điểm cao bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh lớp 6

Học sinh cần có vốn từ phong phú, nắm chắc nghĩa của từ, rèn luyện phương pháp đọc hiểu nhanh như skimming, scanning để trả lời chắc câu hỏi.

Theo quy định mới vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố, các trường top trên và chất lượng cao tại Hà Nội sẽ được linh động trong phương án tuyển sinh theo hình thức xét tuyển hoặc xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực môn Toán, Văn, tiếng Anh.

Bên cạnh hai môn Toán, Văn, thì tiếng Anh cũng là môn thi bắt buộc đã được đề xuất trong thời gian gần đây
Bên cạnh hai môn Toán, Văn, thì tiếng Anh cũng là môn thi bắt buộc đã được đề xuất trong thời gian gần đây

Dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực (Competency-based Curriculum) là hình thức kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được hình thành trong quá trình học để giải quyết những vấn đề cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. 

Do đó, đề kiểm tra năng lực đầu vào lớp 6 nhằm mục tiêu đánh giá sau quá trình học cấp một, trẻ có sẵn sàng đáp ứng chương trình học sau này của cấp trung học cơ sở.

Cô Trần Mai Anh (giáo viên ngoại ngữ đã có gần 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và luyện thi tiếng Anh cho hàng nghìn học sinh mọi lứa tuổi, nhất là học sinh lớp 5 tại Hà Nội) chia sẻ bí quyết đạt điểm cao bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh vào lớp 6.

Theo cô, bài thi sẽ được thiết kế theo hình thức trắc nghiệm khách quan, kết hợp tự luận kiểm tra hình thức mới - đảm bảo yêu cầu 4 cấp độ nhận thức là: nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao. 

Cô Trần Mai Anh (giáo viên ngoại ngữ đã có gần 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và luyện thi tiếng Anh cho hàng nghìn học sinh mọi lứa tuổi)
Cô Trần Mai Anh (giáo viên ngoại ngữ đã có gần 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và luyện thi tiếng Anh cho hàng nghìn học sinh mọi lứa tuổi)

Bài thi dự đoán chú trọng vào hai kỹ năng đọc và viết, sẽ không chỉ giới hạn tập trung vào các kiến thức trong chương trình sách giáo khoa mà còn bao gồm những câu hỏi trắc nghiệm khảo sát năng lực tư duy, sự nhanh nhạy, năng lực vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống. 

Cũng theo cô Mai Anh, học sinh luyện thi cần học vốn từ phong phú, nắm chắc nghĩa của từ và rèn luyện các phương pháp đọc hiểu nhanh như Skimming và Scanning để khai thác nội dung và trả lời chắc câu hỏi trong bài. Các câu hỏi về kỹ năng giao tiếp cũng là một chủ đề cần được bổ sung thực hành thường xuyên.

Với kỹ năng viết luận, thí sinh chú ý rèn luyện viết những dạng đoạn văn ngắn về các chủ đề gắn liền với đời sống hàng ngày và phù hợp với lứa tuổi như viết về công việc ước mơ sau này, môn học yêu thích hoặc sở thích cá nhân... bằng phương pháp Mind Mapping để phác thảo ý tưởng một cách rõ ràng và khái quát.

Bên cạnh đó, các em cũng cần luyện bài nghe thường xuyên qua những nguồn có chọn lọc và bám sát với chương trình học kết hợp với kỹ năng viết Key word khi nghe đến những đoạn khó và phức tạp. Kỹ năng loại trừ đáp án nhanh cần được vận dụng thành thạo trong phần thi trắc nghiệm chọn đáp án đúng.

Cô Mai Anh cũng không quên nhắc nhở phụ huynh, thời gian này thay vì tạo áp lực cho trẻ, bố mẹ nên khuyến khích con quan tâm hơn đến đời sống xã hội xung quanh, động viên con từng bước làm quen với các dạng đề kiểm tra năng lực, định hướng cho con cách đặt mục tiêu và nỗ lực hết mình để chinh phục được mục tiêu đó. Nếu con không thể tự học, bố mẹ cũng có thể tìm cho con những lớp học ngoại khóa để trẻ làm quen với các kiểu bài kiểm tra năng lực và được các thầy cô chia sẻ thêm các kỹ năng mềm cần thiết.
Theo: vnexpress

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

NHỮNG TỪ DỄ NHẦM LẪN: SICK AND ILL

Khi ai đó cảm thấy không khỏe, rất có thể họ sẽ tuyên bố rằng họ bị bệnh hoặc bị bệnh (sick or ill). Mặc dù cả hai có thể được sử dụng để mô tả cảm giác không khỏe, hai từ này có thể có ý nghĩa hơi khác nhau. Bạn có biết sự khác nhau giữa ốm và bệnh?

Đau ốm (Sick)

'Sick' có thể được sử dụng khi ai đó bị ốm và nôn mửa. Ví dụ: 

Cô ấy đã ăn đồ ăn không ngon và cô ấy vừa bị ốm - She has eaten bad food and she has just been sick.”

Nó cũng là phổ biến cho một người bị buồn nôn được dán nhãn 'sick'. Có nhiều ví dụ về điều này bao gồm ‘seasick’, ‘carsick’ và ‘airsick’. Ai đó có thể nói ví dụ: 

Tôi không thích đi xe đường dài vì tôi bị say xe. - I don’t like going long distances in the car because I get carsick

Trong một số trường hợp, 'sick' có thể được sử dụng khi ai đó chán một cái gì đó. Một ví dụ về điều này sẽ là: 

Tôi đã chán ăn salad. Tôi đã ăn nó mỗi ngày trong tuần này. - I am sick of eating salad. I’ve eaten it every day this week.


NHỮNG TỪ DỄ NHẦM LẪN: SICK AND ILL

Bệnh (ill)

Chúng tôi sử dụng 'ill' khi nói về cảm giác không khỏe nói chung. Ở Anh, chúng ta có xu hướng sử dụng 'bệnh' khi đề cập đến các bệnh lý thực tế.

Các bệnh và bệnh cần điều trị y tế hoặc nhập viện thường được gọi là "ill". Ví dụ: 

chủng tộc Sarah bị ốm trong bệnh viện bị nhiễm trùng ngực. - Sarah is ill in hospital with a chest infection


Tóm lại, đối với các bệnh nhẹ hoặc bệnh mơ hồ, bạn có thể sử dụng 'sick', trong khi đối với các bệnh nghiêm trọng hơn, bạn có thể sẽ sử dụng 'ill'. Nếu bạn tuân theo quy tắc này, thì bạn sẽ dễ dàng mô tả chính xác cảm giác của bạn hoặc người khác.

Nguồn: Sưu tầm

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

8 phương pháp cải thiện hiệu quả các kỹ năng giao tiếp của sinh viên

Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng đối với mỗi sinh viên hiện đại để thành thạo. Những tiến bộ trong phương tiện truyền thông kỹ thuật số, thay đổi cảnh quan nghề nghiệp và cạnh tranh lớn hơn ở các trường đại học và nơi làm việc khiến việc cải thiện kỹ năng giao tiếp của sinh viên là điều bắt buộc. Những lời khuyên nhồi nhét vào đêm trước một cuộc phỏng vấn lớn sẽ không thực hiện được nếu sinh viên đang cố gắng tạo ấn tượng trong nơi làm việc hợp tác trong tương lai. Khi nói đến việc có được các kỹ năng giao tiếp không thể thiếu, không có thời gian như hiện tại.

Con đường cải thiện kỹ năng giao tiếp của sinh viên

Cách học tiếng Anh cho sinh viên

8 lời khuyên này có thể giúp bạn rất nhiều với việc cải thiện kỹ năng giao tiếp của sinh viên. Chúng có thể được điều chỉnh cho hầu hết mọi loại học sinh từ mẫu giáo đến trung học. Xây dựng các diễn giả và nhà văn giỏi hơn vào ngày mai bằng cách thách thức sinh viên của bạn suy nghĩ chín chắn, lắng nghe tích cực và làm việc cùng nhau.

1. Xem phim mô hình kỹ năng đàm thoại.

Hội thoại là một trong những kỹ năng giao tiếp cơ bản và cần thiết nhất. Nó cho phép mọi người chia sẻ suy nghĩ, ý kiến ​​và ý tưởng và lần lượt nhận được chúng. Mặc dù bề ngoài có vẻ đơn giản, các cuộc hội thoại hiệu quả bao gồm trao đổi cho và nhận bao gồm các yếu tố như:
  • ngôn ngữ cơ thể
  • giao tiếp bằng mắt
  • tóm tắt
  • diễn giải
  • đáp ứng
Học sinh của bạn có thể tìm hiểu các yếu tố nền tảng của cuộc trò chuyện bằng cách xem phim hoặc video về các tương tác này diễn ra. Tạm dừng video và đặt các câu hỏi như, Người nghe gửi tin nhắn gì bằng cách khoanh tay? Bạn có thể nói gì khác bằng cách quan sát biểu cảm và ngôn ngữ cơ thể của cả hai người trong cuộc trò chuyện?

2. Sử dụng công nghệ.

Sử dụng công nghệ vào học tiếng Anh

Từ audiobook đến các ứng dụng, có vô số tài nguyên công nghệ bạn có thể sử dụng để cải thiện kỹ năng giao tiếp của sinh viên. Học sinh có thể nghe hoặc đọc cùng với audiobook để nghe cách người nói phát âm và phát âm các từ hoặc cụm từ khác nhau. Một số ứng dụng miễn phí tuyệt vời giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp của học sinh là VoiceThread (phù hợp cho trẻ mẫu giáo thông qua người lớn) và Paper Telephone.  

3. Củng cố lắng nghe tích cực.

Giao tiếp không chỉ là nói; đó cũng là về lắng nghe. Giáo viên có thể giúp học sinh của mình phát triển kỹ năng nghe bằng cách đọc to một lựa chọn văn bản, sau đó cả lớp thảo luận và suy ngẫm về nội dung.
Lắng nghe tích cực cũng có nghĩa là lắng nghe để hiểu hơn là trả lời. Củng cố xây dựng các kỹ năng nghe tốt bằng cách khuyến khích học sinh thực hành đặt câu hỏi làm rõ để hiểu đầy đủ thông điệp dự định của người nói.

4. Cung cấp các bài thuyết trình và bài tập nhóm.

Làm bài tập nhóm

Các bài tập xây dựng đội nhóm cũng có thể giúp học sinh rèn luyện cả kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản. Nó không chỉ mang đến cho sinh viên cơ hội làm việc trong các nhóm nhỏ, do đó giảm bớt một số áp lực mà còn cho họ cơ hội tranh luận về ý kiến, thay phiên nhau và cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung.

5. Đặt câu hỏi mở.

Bởi vì chúng đòi hỏi nhiều hơn một câu trả lời một hoặc hai từ, các câu hỏi mở rất quan trọng để truyền cảm hứng cho cuộc thảo luận và chứng minh rằng có nhiều cách để nhận thức và trả lời một câu hỏi. Bạn có thể đặt hẹn giờ cho các cuộc trò chuyện không chính thức ngắn và thách thức học sinh sử dụng các câu hỏi mở. 
Ví dụ, bạn có thể cho trẻ em thấy sự khác biệt về số lượng thông tin chúng có thể nhận được bằng cách hỏi những gì bạn thích nhất về bài hát? Thay vì chỉ đơn giản là bạn có thích bài hát đó không?

6. Sử dụng các nhiệm vụ và hoạt động thúc đẩy tư duy phê phán.

Một phương pháp dựa trên nhiệm vụ khác để cải thiện kỹ năng giao tiếp của sinh viên là thông qua các bài tập tư duy phê phán. Những điều này có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc thông qua các bài tập viết cho sinh viên cơ hội trả lời các câu hỏi một cách sáng tạo bằng cách sử dụng các từ và thành ngữ của riêng họ.

7. Cung cấp các cơ hội học tập phản ánh.

Cung cấp các cơ hội học tập

Ghi lại các sinh viên đọc văn bản được lựa chọn hoặc các bài thuyết trình nhóm băng video là một phương pháp tuyệt vời để đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu trong giao tiếp của họ. Học sinh có thể phản ánh về hiệu suất bằng miệng của họ trong các nhóm nhỏ. Sau đó, yêu cầu mỗi sinh viên phê bình những người khác để họ có thể quen với việc nhận những lời phê bình mang tính xây dựng.  

8. Tìm những khoảnh khắc có thể dạy được.

Bất kể nhóm tuổi nào bạn đang làm việc cùng, tối đa hóa các hoạt động hàng ngày trong môi trường lớp học. Ví dụ, nếu một học sinh trả lời một câu hỏi theo cách phức tạp, bạn có thể yêu cầu họ viết lại những gì họ nói hoặc thách thức cả lớp hỏi những câu hỏi rõ ràng. Nếu một từ không quen thuộc xuất hiện trong một văn bản hoặc trên một bộ phim, hãy tạm dừng để lớp tìm kiếm từ đó trong từ điển.

Nguồn: Sưu tầm

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

NĂM TỪ TIẾNG ANH HỮU ÍCH ĐỂ ĐI MUA SẮM


Một trong những điều tuyệt vời khi học tiếng Anh là có thể tương tác với người khác khi ở nước ngoài, điều này rất tiện lợi nếu bạn quyết định thực hiện một địa điểm mua sắm.

Ở đây chúng tôi đã tổng hợp năm từ hữu ích mà bạn có thể bắt gặp trong chuyến đi mua sắm - bạn không bao giờ biết khi nào bạn có thể cần một đôi vớ mới, DVD hoặc thậm chí có thể là máy tính xách tay mới:
Năm từ tiếng anh dùng để mua sắm

Guarantee (Đảm bảo) 

Điện tử và các thiết bị khác cao trong nhiều danh sách mua sắm mơ ước. IPad, máy tính xách tay và TV của bạn thường được bảo hành bởi 'đảm bảo'. Bảo đảm là sự bảo vệ cho thiết bị điện tử của bạn thường được bao gồm trong giao dịch mua của bạn hoặc có thể được mua thêm . Đôi khi, nó được gọi là 'bảo hành'. Có thể sử dụng bảo hành khi có sự cố xảy ra với thiết bị của bạn, nếu thiết bị bị hỏng hoặc ngừng hoạt động chẳng hạn. Nhà sản xuất hoặc người bán thường sẽ sửa nó miễn phí hoặc đôi khi thay thế nó cho bạn. Khi mua sắm đồ điện tử của bạn, điều quan trọng là phải hỏi xem sản phẩm có bảo hành hay không.

Try on (Hãy thử)

Bạn đã bao giờ về nhà sau khi đi mua sắm chỉ để tìm một số quần áo bạn mua không phù hợp với bạn? Bạn đã thử chúng trên? Để thử có nghĩa là mặc quần áo trước khi bạn mua chúng . Cho dù tôi ghét thử quần áo đến mức nào, tôi luôn đảm bảo rằng tôi làm điều này bởi vì tôi ghét phải trả lại quần áo cho cửa hàng.

Return (trả hàng)

lại một cái gì đó là mang nó trở lại cửa hàng để nhận lại tiền của bạn, hoặc đổi nó lấy một mặt hàng khác.

Sale (giảm giá) 

Khi chúng tôi đi mua sắm, thật tuyệt khi thấy thứ gì đó mà bạn thực sự muốn bán. Bán có nghĩa là giá sản phẩm đã được hạ xuống . Bạn sẽ thường thấy các dấu hiệu lớn màu đỏ giảm 40% có nghĩa là các mặt hàng hiện có giá thấp hơn 40% so với giá ban đầu của chúng. Bán hàng tuyệt vời như thế nào?! thích có một ngày mua sắm tốt khi tôi tìm thấy hàng tấn những thứ tuyệt vời được bán.

Bargain (Mặc cả) 

Khi bạn mua hàng tốt , bạn có thể coi đó là một món hời. Hành động mặc cả cũng có thể vui vẻ. Từ thương lượng, được sử dụng như một động từ , đề cập đến việc đàm phán giá thấp hơn . Vì vậy, khi bạn đang cố gắng mua một chiếc xe từ một nhân viên bán hàng, bạn sẽ thường phải mặc cả với họ để có được mức giá thấp hơn. Không ai trả giá đầu tiên họ được đưa ra, phải không?

Vì vậy, bây giờ bạn đã sẵn sàng để ra khỏi đó và mua sắm cho đến khi bạn thả. Bạn sẽ đi mua sắm cho cái gì?


Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

3 mẹo để nghe tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh

Tiếng Anh là một ngôn ngữ đầy thách thức để học. Nó thường được liệt kê là một trong những ngôn ngữ phức tạp nhất do nguồn gốc của nó trong tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Afrikkan và nhiều ngôn ngữ khác. Bạn có thể làm điều gì đó để làm cho bản thân dễ dàng hơn một chút bằng cách làm theo ba mẹo sau sẽ giúp bạn tự tin hơn khi nói bằng tiếng Anh.
Cách giao tiếp tiếng Ánh

Chậm lại

Nói tiếng Anh chậm hơn sẽ khiến bạn có vẻ tự tin và trôi chảy hơn. Người học tiếng Anh đôi khi có xu hướng trở nên lo lắng khi nói bằng tiếng Anh và bắt đầu nói nhanh hơn mọi người có thể hiểu. Hãy nhớ rằng, chậm lại trong khi nói bằng tiếng Anh. Trên thực tế, việc chậm lại thường sẽ khiến bạn có vẻ tự tin hơn.
Ngay cả người bản ngữ bằng tiếng Anh cũng khác nhau rất nhiều về tốc độ. Khi nói bằng tiếng Anh, đừng cảm thấy áp lực khi nói với tốc độ giống như người nói tiếng Anh bản ngữ. Tập trung nhiều hơn vào sự rõ ràng và nói với tốc độ mà bạn phù hợp.

Theo dõi podcast tiếng Anh

Podcast là một cách thú vị để cải thiện kỹ năng lưu loát tiếng Anh của bạn. Bất kể bạn thích gì và thấy thú vị, bạn có thể tìm thấy một podcast nói về nó. Điều này không chỉ cho phép bạn tiếp tục xây dựng ngôn ngữ của mình, bạn có thể tìm hiểu nhiều thông tin mới về các môn học mà bạn thích. Ngoài ra, bạn có thể có nhiều niềm vui hơn khi học ngôn ngữ, một yếu tố đã được chứng minh là hỗ trợ việc học và duy trì sự chú ý của bạn. Ban đầu bạn có thể gặp khó khăn trong việc làm rõ trọng âm để hiểu các từ , nhưng khi bạn kiên trì, bạn sẽ bắt đầu nhận ra các cụm từ, từ vựng và nhiều hơn nữa thông qua các podcast.

Luyện tập nguyên âm

Một mẹo quan trọng cho những người nói tiếng Anh mới có thể được sử dụng cả cho việc phát triển một nền tảng vững chắc để phát âm tiếng Anh chính xác , và, cho những cá nhân biết chữ hơn đấu tranh với giọng bản địa: làm việc về độ dài và giá trị của âm nguyên âm tiếng Anh Mỹ.
Nhiều ngôn ngữ được gọi là ngôn ngữ tinh khiết của người Viking trong đó, một phần, độ dài của các âm tiết riêng lẻ gần như giống nhau nhất có thể. Tiếng Anh không phải là một ngôn ngữ thuần túy theo cách này. Phát âm tiếng Anh đúng, đặc biệt là tiếng Anh Mỹ đòi hỏi các âm tiết có độ dài khác nhau. Trong thực tế, điều này có nghĩa là các nguyên âm trong tiếng Anh thường có thời lượng dài hơn nhiều so với người học tiếng Anh mong đợi. Cấu trúc phức tạp và phức tạp này của sự khác biệt định lượng trong âm nguyên âm áp dụng cả cho âm tiết có dấu và không có trọng âm.
Đó là tất cả về việc thực hành bạn cần để cải thiện bằng cách đắm mình trong các tình huống có thể hơi ngoài vùng thoải mái của bạn. Bạn có thể ngạc nhiên về việc bạn sẽ thích nghi nhanh như thế nào khi bạn gạt sang một bên nỗi sợ mắc lỗi. Chúc may mắn và trên hết hãy vui vẻ trong khi bạn tiếp tục học!

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

50 từ vựng tiếng Anh chủ đề Tình yêu

Tình yêu luôn là một chủ đề rất thú vị và hấp dẫn, sau đây là 50 từ vựng và cụm từ  tiếng Anh dễ gặp – dễ nhớ nhất trong chủ đề này!

từ vựng tiếng Anh chủ đề Tình yêu
Từ vựng tiếng Anh chủ đề Tình yêu


  • a date: hẹn hò
  • adore you: yêu em tha thiết
  • be (madly/deeply/hopelessly) in love (with somebody): yêu ai (điên cuồng/sâu đậm/vô vọng)
  • be/believe in/fall in love at first sight: yêu/tin vào tình yêu từ cái nhìn đầu tiên
  • be/find true love/the love of your life: là/tìm thấy tình yêu đích thực/tình yêu của cuộc đời bạn
  • blind date: buổi hẹn hò đầu tiên (của những cặp đôi chưa từng gặp nhau trước đó, thường là do người thứ ba sắp đặt)
  • can’t live without you: không thể sống thiếu em được
  • chat up: bắt đầu làm quen
  • crazy about you: yêu em/anh đến điên cuồng
  • darling/pet/babe/baby/cutey pie/honey bunny: em yêu/anh yêu
  • die for you: sẵn sàng chết vì em
  • fall in love: phải lòng ai
  • first love: mối tình đầu
  • have/feel/show/express great/deep/genuine affection for somebody/something: có/cảm thấy/bộc lộ/thể hiện tình yêu lớn/sâu sắc/chân thành cho ai
  • hold hands: cầm tay
  • I can hear wedding bells/ i suspect that they are going to get married soon: tôi nghĩ rằng họ sẽ làm đám cưới sớm trong nay mai thôi
  • I must have you: anh/em cần có em/anh
  • I need you: anh/em cần em/anh
  • i want you: anh/em muốn em/anh
  • i’d like for us to get together: chúng mình yêu nhau đi!
  • I’m burning for you: anh/em đang cháy rực vì em/anh
  • let`s get it on: yêu nhau thôi!
  • live together: sống cùng nhau
  • long-term relationship: quan hệ tình cảm mật thiết, lâu dài
  • love at first sight: yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên, tình yêu sét đánh
  • love triangle: tình yêu tay ba
  • love you forever: yêu em/anh mãi mãi
  • love you the most: yêu em/anh nhất
  • love you with all my heart: yêu em bằng cả trái tim
  • loved up: giai đoạn yêu
  • lovelorn: thất tình
  • lovesick: tương tư, đau khổ vì yêu
  • lovey-dovey: âu yếm, ủy mị
  • madly in love: yêu cuồng nhiệt, yêu mãnh liệt
  • meet/marry your husband/wife/boyfriend/girlfriend: gặp gỡ/cưới chồng/vợ/bạn trai/bạn gái
  • my one and only: người yêu duy nhất cuả tôi
  • my sweetheart: người yêu của tôi
  • so in love with you: vậy nên anh mới yêu em
  • split up/ break up/ say to goodbye: chia tay
  • suffer (from) (the pains/pangs of) unrequited love: đau khổ vì tình yêu không được đáp trả
  • sweetheart / my sweetheart: người yêu của tôi
  • the love of my life: tình yêu của cuộc đời tôi
  • to be in love with sb: yêu ai
  • to declare/express one’s love to sb: tỏ tình với ai
  • to fall in love with sb: đem lòng yêu ai, phải lòng ai
  • to flirt with sb: tán tỉnh ai
  • to have a crush on sb: phải lòng, cảm nắng ai
  • to propose (marriage) to sb: cầu hôn ai
  • unrequited love: tình yêu đơn phương


Nguồn: Sưu tầm

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Chống bệnh thành tích trong giáo dục không dễ

“Diễn” thi giáo viên giỏi, chuyện những cái tát... đang là biểu hiện của bệnh thành tích trong giáo dục. Liệu có loại bỏ được bệnh thành tích không?

Ông Phạm Tất Thắng - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội - có cuộc trò chuyện về vấn đề này.

- Nếu ví bệnh thành tích như là một “căn bệnh” của ngành giáo dục, theo ông, hiện nay nó đang ở giai đoạn nào?

- Giáo dục là một bộ phận của xã hội. Nên ngoài xã hội có gì, giáo dục cũng có cái đó. Thứ hai, bản thân hoạt động của ngành giáo dục vốn mang tính phong trào. Không những thế, những phong trào đi vào giáo dục còn cần triển khai sâu rộng hơn ngoài xã hội. Vì đặc thù của giáo dục là số lượng học sinh, sinh viên rất đông đảo, cần phải được tổ chức phong trào để giáo dục, được định hướng để tham gia các hoạt động.

Từ năm 2006, ngành giáo dục đã nhận diện được và đã đặt vấn đề chống bệnh thành tích nhưng phải nói là những biểu hiện thành tích trong giáo dục khá nhiều. Nhưng dường như, “căn bệnh mãn tính” này không giảm được bao nhiêu. Bởi vì như hai nguyên nhân đã nêu ở trên, nên việc chống thành tích còn khó khăn.

“Diễn” thi giáo viên giỏi, chuyện những cái tát... đang là những biểu hiện của bệnh thành tích trong giáo dục
Diễn” thi giáo viên giỏi, chuyện những cái tát... đang là những biểu hiện của bệnh thành tích trong giáo dục


- Có phải vì thế mà khiến cho các trường, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục không dám nhìn thẳng vào sự thật?

- Sự việc 231 cái tát có biểu hiện của bệnh thành tích khá rõ. Em học sinh bị sao đỏ bắt gặp nói tục, tức là sẽ bị trừ điểm thi đua của lớp. Cô giáo áp dụng hình phạt nghiêm khắc với học sinh đó.

Qua sự việc này có thể thấy khi chống bệnh thành tích trong giáo dục cần xem xét một số yếu tố. Thứ nhất lý do khách quan chống bệnh thành tích trong giáo dục vốn đã khó. Muốn chống nó phải rất quyết tâm, phải tìm ra giải pháp hữu hiệu. Nếu chỉ là chủ trương thì khó đạt được kết quả như mong muốn.

Thứ hai phải xem lại tổ chức hoạt động trong nhà trường. Nếu vẫn tổ chức theo cung cách như hiện nay thì bệnh thành tích vẫn có điều kiện tồn tại. Chính cung cách tổ chức đó, tạo thuận lợi để dung dưỡng bệnh thành tích.

Ví dụ phong trào không thực chất như chấm thi đua, đưa ra các chỉ số đánh giá một cách hình thức… đây là mảnh đất để bệnh thành tích phát triển dù muốn hay không muốn, dù là vô tình.

- Vậy theo ông, bệnh thành tích tác động tiêu cực đến ngành giáo dục như thế nào?

- Đã là bệnh thì không bệnh nào tốt, và đã là bệnh thì sẽ tác động tiêu cực, không có chuyện tác động tích cực. Với giáo dục, nếu chú trọng thành tích sẽ không quan tâm đúng mức đến thực chất, chỉ quan tâm đến bề nổi; nếu quan tâm đến những chỉ số nổi thì sẽ không quan tâm đến chất lượng. Bệnh thành tích đang làm cho nền giáo dục của chúng ta thực sự không có chất lượng.

- Chính vì vậy nó có thể là một nguyên nhân làm cho việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên không hiệu quả. Nếu không chú trọng thực chất, bản thân giáo dục văn hóa cũng không đạt kết quả như mong muốn. Vì quá chú trọng đánh giá điểm số, kết quả của các kỳ thi nên không chú trọng xem học sinh có thực sự nắm được kiến thức, có thực sự hiểu, thực sự nhớ lâu hay không, kiến thức đó có vận dụng được vào cuộc sống hay không. Rõ ràng, bệnh thành tích này chúng ta phải kiên quyết chống.

- Đáng ra, học sinh đến trường phải được hạnh phúc. Nhưng dường như bệnh thành tích đang biến các em thành những chú robot để chạy theo các chỉ số do người lớn áp đặt?

- Thực ra, mỗi ngày học sinh đến trường vẫn là ngày vui. Tuy nhiên, nếu giáo dục của chúng ta thực chất hơn, áp lực đối với giáo viên, học sinh không còn, căn bệnh thành tích, các phong trào thi đua hình thức không còn thì chắc chắn việc đến trường của học sinh sẽ vui hơn, hiệu quả hơn. Vì các em không phải tham gia quá nhiều, học quá nhiều.

- Vậy theo ông, giải pháp loại bỏ bệnh thành tích này là gì?

- Thứ nhất, như tôi đã nói giáo dục là một bộ phận của xã hội. Muốn thay đổi gốc rễ thì bản thân xã hội cũng phải thay đổi. Nếu chỉ yêu cầu ngành giáo dục, trường học loay hoay tìm cách thay đổi thì khó. Bởi vì mọi thông tin, mọi diễn biến vẫn tác động vào môi trường giáo dục. Nhưng nói như thế không có nghĩa là không làm được, không có nghĩa là các nhà trường cứ phải chờ xã hội thay đổi.

Các trường, ngành giáo dục phải chủ động chống bệnh thành tích, loại bỏ bệnh thành tích phải trở thành một quyết tâm cao của cả ngành giáo dục, từ trung ương tới địa phương. Đặc biệt là từ lãnh đạo của ngành.

Thứ hai phải có những giải pháp cụ thể. Một trong những giải pháp cụ thể là cách thức tổ chức những phong trào thi đua, việc đánh giá trong ngành, trong nhà trường thực chất, không chỉ là các con số vô hồn, không chỉ là đánh giá thi đua một cách đơn thuần mà phải chú ý đến hiệu quả của giáo dục, cả giáo dục văn hóa, đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên, hiệu quả của phong trào.

Nhưng phải nói rằng tính chất của trường học là phải có phong trào. Vì học sinh là một tập thể, các lớp là một tập thể. Các em cần được giáo dục tính tập thể. Nếu không chú trọng tổ chức hoạt động, chỉ học một cách đơn thuần thì lại không đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện.

Do vậy, chúng ta vẫn phải tổ chức các hoạt động phong trào cho học sinh tham gia để giáo dục tính cộng đồng. Tuy nhiên, khó khăn nhất là làm thế nào để phong trào đó thực chất, thu hút học sinh tham gia.

Nguồn: Zing

 
function remove_hentry( $classes ) { if (is_page() || is_archive()){$classes = array_diff( $classes, array('hentry'));}return $classes;} add_filter( 'post_class','remove_hentry' );